Chất lượng nước giếng khoan hiện nay là vô cùng ô nhiễm. Việc sử dụng nước giếng khoan, nước ngầm chưa qua xử lý để phục vụ nhu cầu sinh hoạt , ăn uống... đã và đang ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe về lâu dài của người sử dụng.

 

Cùng với sự phát triển của công nghiệp hiện nay thì nó kéo theo hàng loạt hệ lụy tới môi trường. Ô nhiễm nước ngầm ngày càng trở nên nặng nề.

 

Cả nước hiện nay có khoảng gần 300 nhà máy có sử dụng nước ngầm để biến nguồn tài nguyên thiên nhiên này thành sản phẩm phục vụ cuộc sống của con người.

 

 

Cùng với đó là vô vàn các giếng đào, giếng khoan tự phát của người dân vùng nông thôn tiếp cận với nguồn nước ngầm để phục vụ sản xuất, tưới tiêu và sinh hoạt. Với trữ lượng khai thác đạt chừng 20 triệu m3 mỗi ngày nên đây có thể nói là tài nguyên cực kỳ quan trọng trong đời sống sinh hoạt cộng đồng.

 

Theo rất nhiều các chuyên gia môi trường, nước ngầm ở Việt Nam đang bị xâm hại bởi những hóa chất độc hại từ những nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp và cả khu dân cư.

 

Nước thải từ các nhà máy gây ảnh hưởng đến môi trường nước, nước lại ngấm vào đất gây ô nhiễm môi trường đất.

 

Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp  tích tụ trên bầu khí quyển, khi gặp mưa nó sẽ hòa tan và cuốn theo các chất khí độc hại và rơi xuống đất.

 

 

Chất  thải rắn trên bề mặt đất phân hủy, khi gặp mưa nước rỉ rác cũng ngấm xuống đất

 

Tổng hợp mọi nguồn chất bẩn đều được tích lũy vào đất khiến cho nguồn nước ngầm trong lòng đất ngày càng ô nhiễm nặng nề.

 

Nguồn nước ngầm  hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm amoni, nitrit, nước nhiễm mặn, nước lợ…..Sự ô nhiễm nguồn nước ngầm làm cho chất lượng nước giếng khoan ngày càng trở nên kém đi và có nguy cơ bị ô nhiễm cao.

 

Những nguồn nước ngầm phổ biến tại nước ta hiện nay: 

 

Nước nhiễm mặn : Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu ha đất nhiễm mặn, chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên cả nước. Tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, ở đây có hơn 700 ngàn ha đất mặn và nhiễm mặn, địa bàn bị mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng từ 30 – 40km. Ngoài ra, ở các tỉnh duyên hải miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận… diện tích đất nhiễm mặn cũng lên đến vài chục ngàn ha. Khi đất bị nhiễm mặn thì nước ngầm không tránh khỏi việc bị nhiễm mặn.

 

 

 

Nước nhiễm sắt, Mangan: Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, khu vực Hà Nội và lân cận

Đặc điểm nước bơm lên rất trong, có mùi tanh, để tiếp xúc với không khí sau khoảng 30 phút  có cặn nhiều cặn màu vàng hoặc váng nổi trên bề mặt, trong bể chứa hoặc bồn khi ta sờ vào thành bể thấy nhớt màu đen.

 

Nước nhiễm Amoni, Nitrit, Asen,H2S: Khu vực Hà Nội, khu vực lân cận và các thành phố, thi trấn

Do sự ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp mà các khu vực trung tâm thành phố, các khu vực xung quanh các khu công nghiệp hay các bãi rác cũng không tránh khỏi việc  nhiễm amoni, nitrit hay Asen

 

Nước có độ cứng cao hay nhiễm đá vôi: Khu vực Hà Giang, Tuyên Quang, Long Biên( Hà Nội)

Nguồn nước nhiễm độ cứng cao (nước có chứa nhiều ion Caxi, Magiê. Đặc điểm nguồn nước có độ cảm quan rất trong, nhưng khi  đun sôi sẽ tạo ra rất nhiều cặn trắng còn gọi là cặn vôi, gây ra hỏng các thiết bị nóng lạnh, tắc đường ống, hỏng màng lọc các máy lọc nước tinh khiết RO…Địa điểm phân bố chính của nguồn nước này thường gặp ở các tỉnh miền núi, có núi đá vôi như Hà Giang, Tuyên Quang…

 

 

Nước lợ: Nước ngầm khu vực ven và cận biển (miền Trung)

 

 

Các giải pháp xử lý nước đầu nguồn là nước giếng khoan phổ biến hiện nay

>>> xử lý nước giếng khoan

  Bể lắng, giàn mưa

Hệ làm thoáng- Lắng- lọc: Xử lý Sắt, Mangan, hợp chất hữu cơ, rong rêu cặn bẩn, H2S….

Hệ xử lý gồm có giàn phun mưa với mục đích làm thoáng, tạo điều kiện cho Fe2+  chuyển sang dạng sắt (III) kết tủa Fe(OH)3 sau đó quả bể lắng và bể lọc thì kết tủa sắt  (III) hydroxit sẽ bị giữ lại do cơ chế lọc khe hở và cơ chê hấp phụ.

Mô hình xây dựng như sau:

Tuy nhiên, mô hình trên không đạt được những hiệu quả nhất định, thậm chí không xử lý được triệt để.

Nhược điểm của mô hình trên là không thể sục xả được, sử dụng lâu dài hay bị tắc, chiếm diện tích sử dụng đất.

 

 

Bộ  lọc nước đầu nguồn 

Với nguồn nước nhiễm mặn, nhiễm lợ, nhiễm kim loại nặng thì sử dụng công nghệ Ro khá hiệu quả và an toàn

Với nguồn nước bị nhiễm H2s, amoni, Nitrit, vi khuẩn.. thì nên sử dụng máy lọc nước theo công nghệ Nano để hiệu quả lọc cao nhất

Sử dụng máy lọc nước là giải pháp xử lý khá triệt để, tuy nhiên nó lại chỉ đáp ứng với công suất nhỏ cho mục đích  ăn uống mà không thể cung cấp cho sinh hoạt được.

 

Giải pháp hệ thống lọc nước đầu nguồn tổng tòa nhà  

Giải pháp hệ thống lọc tổng đầu nguồn được coi là giải pháp tối ưu nhất hiện nay, máy lọc tổng sinh hoạt đầu nguồn vừa dùng được trong việc sinh hoạt hàng ngày của con người đồng thời nó cũng giúp giảm thiểu tối đa các tạp chất gây hư hại cho các thiết bị sử dụng trong gia đình.

Giải pháp 1 xử lý cũng rất hiệu quả tuy nhiên nó chiếm khá nhiều diện tích vì vậy thông thường giải pháp lọc tổng sẽ phù hợp hơn đối với những khu vực thành phố, diện tích chật hẹp

Với ưu điểm là nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích, xử lý hiệu quả, thẩm mỹ hơn nên được khá nhiều hộ dân sử dụng.

Tùy vào thành phần mà nguồn nước bị ô nhiễm mà có các loại vật liệu lọc xử lý chuyên dụng . Các loại vật liệu như: Cation cho nước cứng, nhiễm vôi; Than hoạt tính: hấp phụ đa năng các loại hợp chất hữu cơ, kim loại, clo ,màu mùi…..;Vật liệu chuyên dụng xử lý kim loại : Sắt , Mangan, Asen….

Mô hình như sau: